Bỏ túi kinh nghiệm mua lens cũ bạn cần biết

  • Cập nhật : 30-07-2024 17:33:46
  • Đã xem: 81

Mua lens cũ đã qua sử dụng là lựa chọn của nhiều người vì có mức giá cả phải chăng, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên làm thế nào để mua được hàng cũ đảm bảo chất lượng thì không phải ai cũng biết. Cùng theo dõi ngay bài viết này của Nexshop để có được kinh nghiệm mua lens cũ mà bạn nên biết nhé! 

Kiểm tra bên ngoài ống kính

Đầu tiên bạn phải quan sát thật kĩ kiểm tra xem vỏ ống kính có bị trầy xước hay có dấu hiệu hư hỏng không. Ngoài vấn đề làm mất tính thẩm mỹ thì mức độ trầy xước, nứt,... cũng có thể ảnh hưởng đến thấu kính bên trong. Vì thế, nếu các dấu hiệu trầy xước, nứt vỡ, tương đối thì bạn không nên tiếp tục tìm hiểu thấu kính này nữa. 

Sau khi kiểm tra một lượt vẻ ngoài của máy ảnh thì bạn tiếp tục kiểm tra xem các vòng lấy nét, vòng zoom của máy còn hoạt động trơn tru hay không, có bị rít mắc gì không. Bởi vì có những loại lens sử dụng chất liệu cao su để làm vòng zoom, vòng lấy nét vì vậy sau một thời gian sử dụng sẽ gây trùng nhão hoặc mục dẫn đến khó khăn trong việc sử dụng. 

Một số loại ống kính sử dụng vòng zoom, vòng lấy nét bằng chất liệu cao su như ống kính Sony FE 100-400mm f/4.5-5.6 GM OSS, Sony FE 70-200mm f/2.8 GM OSS, Canon EF 100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM, Canon EF 70-200mm f/2.8L IS III USM…

Ngoài các vòng lấy nét, vòng zoom thì một số loại ống kính còn trang bị thêm vòng chỉnh khẩu. Bạn cũng nên kiểm thật kĩ xem vòng chỉnh khẩu còn hoạt động bình thường hay không bằng cách xoay để xác định xem có còn cảm giác nẩy các đoạn khi chỉnh từng bước khẩu. 

Tiếp đến bạn hãy kiểm tra các ốc vít trên lens xem có bị rỉ sét hay không, có dấu hiệu bị tháo ra hay chưa. Với các loại ống kính tự động thì việc tháo ra lắp lại có thể ảnh hưởng đến tính năng lấy nét của nó. Chính vì thế bạn cần lưu ý kiểm tra thật cẩn thận. 

Cuối cùng, bạn hãy kiểm tra đến các chân mạch của ống kính xem có bị gãy, mẻ, rung hay thiếu chân nào không nhé. Ống kính sẽ không gắn chắc chắn được với máy ảnh nếu các chân mạch bị hỏng hóc gây lỏng leix trong quá trình quay chụp của bạn.

 

 

Canon EF 70-200mm f/2.8L IS III USM

 

Canon EF 70-200mm f/2.8L IS III USM

 

Xem ngay: Lens bị mốc: Nguyên nhân và cách vệ sinh đúng cách

Kiểm tra các vòng thấu kính 

Các vòng zoom, vòng khẩu độ và vòng lấy nét có xu hướng lỏng dần theo thời gian. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy ống kính đã bị rơi hoặc sử dụng quá mức.

Để kiểm tra bạn hãy ống kính và di chuyển tiêu điểm và vòng zoom xung quanh. Nếu ống kính có phần tử lấy nét mở rộng bạn thử di chuyển nó xung quanh xem có bị lỏng không.

Ngoài ra, hãy sử dụng lấy nét thủ công và đảm bảo rằng nó mượt mà. Nếu nó bắt được, có thể có vấn đề. Điều này cũng có thể xảy ra với zoom. 

 

Kiểm tra các vòng thấu kính

Kiểm tra các vòng thấu kính

Kiểm tra thấu kính bên trong 

Kiểm tra ngoại hình trước, bạn hãy để ý kĩ xem thấu kính có bị trầy xước không, có nứt vỡ, rạn hay bong tróc lớp tráng không. Nếu thấu kính bị bong lớp tráng này sẽ ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm của bạn, nhất là khi chụp ảnh ngược sáng hoặc trong điều kiện ánh sáng gắt. 

 

20241008_5VJhLEVB.png

 

Thấu kính trầy xước 

 

Xem ngay: Lens máy ảnh bị mờ và cách khắc phục hiệu quả

 

Tiếp đến bạn kiểm tra bên trong thấu kính bằng cách đặt thấu kính dưới ánh sáng tự nhiên và nhìn nghiêng thấu kính để dễ phát hiện các vết xước, bụi bẩn, nấm mốc, rễ tre hay loang lỗ trên thấu kính. bạn cũng có thể dùng đèn pin chiếu vào thấu kính để quan sát kĩ hơn các lốm đốm, bụi bẩn, nấm mốc và đảm bảo rằng không có hiện tượng loang lổ.

Ngoài ra, một số ống kính có các thấu kính được dán lại với nhau bằng keo sẽ rất dễ bị tách ra ở các mép ngoài sau một khoảng thời gian sử dụng. Nếu mép ngoài bị tách ra quá sâu thì ống kính không còn sử dụng được nữa.

 

20241008_ETJ72uef.png

 

Nấm, rễ tre trên thấu kính  

Kiểm tra IS của ống kính ( chống rung quang học )

Cách đơn giản nhất để kiểm tra IS của ống kính là sử dụng “Chế độ xem trực tiếp”. Chuyển máy ảnh sang chế độ xem trực tiếp, nhìn vào màn hình LCD để xem hình ảnh của vật thể đang được lấy nét. Bật và tắt IS để so sánh độ rung của hình ảnh khi IS bật và tắt. 

Một cách khác để bạn có thể kiểm tra IS của ống kính là chụp ảnh với tốc độ màn trập chậm. Lắp ốg kính vào máy ảnh và chuyển sang chế độ chụp ảnh. Chọn tốc độ màn trập chậm, tắt flash. Chụp ảnh một vật thể tĩnh ở độ sáng bình thường. Sau đó bạn hãy so snash độ sách nét của ảnh chụp với IS bật và tắt. 

Lưu ý rằng, khi chụp ảnh hoặc quay video để kiểm tra IS, hãy sử dụng chân máy để đảm bảo độ rung không đến từ máy ảnh. 

 

Xem ngay: Lens kit và lens fix là gì? Cách phân biệt siêu đơn giản

Kiểm tra khả năng hoạt động của lens

Trước khi kiểm tra khả năng hoạt động của lens máy ảnh bạn cần gắn thử lên máy để kiểm tra xem ống kính và máy ảnh có tương thích với nhau hay không. Sau đó thực hiện các bước kiểm tra chức năng hoạt động của ống kính. 

Kiểm tra lấy nét tự động AF

Chuyển chế độ lấy nét tự động: Chọn chế độ lấy nét tự động (AF) trên máy ảnh.

  • Lấy nét vào các vật thể: Lấy nét vào các vật thể ở gần và xa, ở các khẩu độ khác nhau để đảm bảo lens lấy nét chính xác.
  • Kiểm tra tốc độ lấy nét: Chụp ảnh các vật thể chuyển động để kiểm tra tốc độ lấy nét của lens.
  • Kiểm tra độ chính xác lấy nét: Phóng to ảnh để kiểm tra xem điểm lấy nét có chính xác hay không.

Kiểm tra lấy nét thủ công MF

  • Chuyển chế độ lấy nét thủ công: Chọn chế độ lấy nét thủ công (MF) trên máy ảnh.
  • Vòng lấy nét: Xoay vòng lấy nét để lấy nét vào các vật thể ở gần và xa.
  • Kiểm tra độ mượt mà: Đảm bảo vòng lấy nét hoạt động trơn tru, không bị kẹt hay rung lắc.
  • Kiểm tra độ chính xác lấy nét: Phóng to ảnh để kiểm tra xem điểm lấy nét có chính xác hay không.

Đối với các ống kính zoom thì sẽ nét ở tiêu cự gần nhất nhưng mờ ở tiêu cự xa nhất. Tóm lại, khi kiểm tra lấy nét bạn cần chụp đối tượng ở khoảng cách gần nhất đến xa nhất, lấy nét ở vị trí trung tâm rồi chuyển dần sang phía rìa các bên trái, phải, trên, dưới xem độ nét trong từng khung hình có đồng nhất với nhau hay không lần lượt kiểm tra với khẩu lớn nhất rồi đến các khẩu nhỏ hơn. 

 

Kiểm tra khả năng lấy nét

Kiểm tra khả năng lấy nét

 

Bước tiếp theo bạn hãy kiểm khả năng chống rung 

Chụp ảnh ở tốc độ màn trập chậm:

Chọn chế độ chụp ưu tiên tốc độ màn trập: Chọn tốc độ màn trập chậm (khoảng 1/15 giây hoặc chậm hơn). Chụp ảnh cùng một cảnh với và không có chống rung để so sánh độ sắc nét của ảnh. 

Sau đó bạn hãy so sánh độ sắc nét của ảnh chụp với và không có chống rung để xem ảnh có bị mờ hay không. Bạn cũng có thể sử dụng đèn pin để kiểm tra như sau: 

Bật chế độ chống rung trên ống kính, di chuyển máy ảnh qua lại trong khi đèn pin đang chiếu vào. Sau đó quan sát ảnh trong khung ngắm để xem có bị rung lắc hay không.

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ 

Chụp ảnh với tốc độ màn trập chậm chụp ảnh cùng một cảnh với và không có chống rung. Bạn có thể cài đặt phần mềm phân tích độ rung ảnh như Image Stabilizer Test. Sau đó so sánh, phân tích độ rung ảnh và so sánh ảnh chụp với và không có chống rung.

 

Kiểm tra khả năng chống rung

Kiểm tra khả năng chống rung 

 

Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng chân máy để đảm bảo ảnh không bị rung do tay cầm.
  • Chụp thử ảnh ở nhiều môi trường ánh sáng khác nhau để đánh giá hiệu quả chống rung của lens.
  • So sánh ảnh chụp bằng lens đang kiểm tra với ảnh chụp bằng lens mới hoặc lens khác cùng loại để đánh giá chất lượng.

Kiểm tra vòng lọc

Là bộ phận nằm ở phần cuối ống kính, giúp bảo vệ ống kính khỏi bụi bẩn, trầy xước và nước các vòng lọc dễ bị hỏng, vì vậy hãy kiểm tra xem chúng có hoạt động không. Vòng lọc kim loại dễ bị móp vì vậy bạn cần cẩn thận khi kiểm tra. Các vòng lọc polycarbonate có nhiều khả năng bị nứt hoặc vỡ vụn nếu bị va đập mạnh, chính vì thế bạn kiểm tra độ sâu đầy đủ sợi và liệu nó có thể giữu bộ lọc ở đúng vị trí hay không. 

Lưu ý, các vòng lọc thường dễ tích bụi và cặn bẩn có thể khó khăn cho việc gắn, tháo lắp. Bạn nên thổi mạnh chúng bằng một lon khí nén và lau bằng vải trước khi cố gắng lắp bộ lọc nhé. 

 

Kiểm tra vòng lọc

Kiểm tra vòng lọc

 

Kiểm tra các bộ phận đi kèm

Các vận dụng nhỏ như nắp ống kính và loa che nắng rất dễ bị mất, nhưng chúng cũng dễ dàng thay thế. Nếu ống kính không có nắp trước và sau cho thấy rằng mó đã không được chăm sóc cẩn thận. Vậy nên bạn kiểm tra thật cẩn thận các dấu hiệu hư hỏng của bộ phận đi kèm nhé.

Xem ngay: 

Mua lens cũ ở đâu uy tín ?

Nexshop là cửa hàng chuyên cung cấp các sản phẩm máy ảnh, phụ kiện máy ảnh chính hãng với các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, giá cả cạnh tranh với nhiều chương trình khuyến mãi giúp bạn có thể mua hàng với giá tốt nhất. Khách hàng được được tư vấn bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

Bên cạnh đó, Nexshop chúng tôi cũng cung cấp những mặt hàng như máy ảnh, lens máy ảnh cũ với nhiều lựa chọn như Sony PZ 18-105 mm F4, PE 24--70 mm f/2.8 GM …. Cam kết bảo hàng 6 tháng cho quý khách hàng. 

Mua lens cũ ở Nexshop

Mua lens cũ ở Nexshop

Địa chỉ : Số nhà 10  – Ngõ 12 – Phố Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – HN

Hotline cửa hàng: 0868417786 (Check tình trạng hàng hoá - Check vận chuyển - Tư vấn kỹ thuật vv. )

Cửa hàng trực tuyến: NexShop - Thiết bị hình ảnh - Thiết bị công nghệ cao - NexShop - Thiết bị hình ảnh - Thiết bị công nghệ cao

 

Trên đây là bài viết của Nexshop về các kinh nghiệm mua lens cũ mà ban nên biết. Hy vọng với những kinh nghiệm bổ ích trên sẽ giúp bạn tìm được lens máy ảnh ưng ý nhất. 

 

Xem ngay: Lens máy ảnh là gì? Tìm hiểu về lens máy ảnh cực chi tiết

Author

Tác giả: Nexshop

NexShop là thương hiệu phân phối đồ công nghệ uy tín hàng đầu. Nơi mua sắm máy ảnh và các thiết bị công nghệ uy tín với đầy đủ các mặt hàng từ phụ kiện đến các dòng sản phẩm cao cấp. Thương hiệu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, ống kính, máy ảnh, thiết bị công nghệ,... NexShop phụ trách chuyên môn viết bài chia sẻ kiến thức mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Số điện thoại: 0868417786

Email: okharon@gmail.com

Địa chỉ: Số 10 - Ngõ 12 - Phố Trần Quý Kiên - Quận Cầu Giấy - Thành Phố Hà Nội"                

Loading