Hướng dẫn thiết lập cơ bản menu máy ảnh Sony A6000 cho người mới bắt đầu
Lời mở đầu
Có thể nói rằng máy ảnh Sony A6000 là một trong những chiếc máy ảnh thành công nhất của Sony. Chính nhờ chiếc máy nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ này, rất nhiều người đam mê máy ảnh, những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã quay trở lại với Sony. Theo đánh giá cá nhân, Sony A6000 tuy không có nhiều diện tích nhưng các nút chức năng vẫn được bố trí đầy đủ, thoải mái, và menu của A6000 - kế thừa từ dòng máy ngàm A - được sắp xếp một cách khá ngăn nắp. Tuy nhiên khi mới chuyển sang một dòng máy mới, kể cả là những người chụp ảnh lâu năm vẫn phải mất một thời gian kha khá để làm chủ được chiếc máy. Bởi vậy trong bài hướng dẫn này, tôi sẽ cố gắng giải thích một cách ngắn gọn nhất các chức năng của máy, cũng như các thiết lập nên để ở các nút C1, C2, Fn,... Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng những thiết lập này chỉ mang tính tương đối, có thể tốt với tôi nhưng lại không phải là tốt cho tất cả. Bởi vậy sau khi đã làm quen với máy, các bạn có thể chỉnh lại sao cho phù hợp với thói quen chụp của mình nhất.
Trước khi đi vào hệ thống menu sắp xếp khoa học nhưng lại khá phức tạp, tôi sẽ giới thiệu qua hệ thống nút bấm của máy ảnh Sony A6000
1) Mặt trên máy: Nút On / Off / Chụp, Vòng chỉnh mode, Vòng chỉnh thông số, Nút chức năng C1
Trước tiên là nút On / Off / Chụp: Rất đơn giản!!! Các bạn xoay vạch trắng về ON để bật, OFF để tắt, cò chụp là nút mềm ở giữa
Vòng chỉnh Mode - chế độ chụp: Là vòng có các chữ A, S, P,.... Với những người mới bắt đầu, tôi khuyên các bạn nên chụp mode Auto (màu xanh, vàng) hoặc mode A. Cá nhân tôi sử dụng mode A đến 90%, bởi ở chế độ này bạn chỉ cần quan tâm đến khẩu độ F và độ bù trừ sáng EV, những thiết lập còn lại như tốc độ chụp và ISO, hãy để máy ảnh lo. Những mode trên bánh xe này gồm có:
- P (Program): Chỉ cần xoay bánh xe thông số, máy sẽ tự điều chỉnh khẩu độ và tốc độ màn trập dựa vào đo sáng tự động
- A (Aperture Priority): Chế độ ưu tiên khẩu độ. Người dùng chỉ cần điều chỉnh khẩu độ, các thông số khác tự động điều chỉnh theo dựa vào mức đo sáng EV
- S (Speed Priority): Chế độ ưu tiên tốc độ màn trập. Người dùng chỉ cần điều chỉnh tốc độ màn trập, các thông số khác tự động điều chỉnh theo dựa vào mức đo sáng EV
- M (Manual): Chế độ thủ công hoàn toàn. Người dùng tự điều chỉnh tốc độ, khẩu độ, ISO
- Auto (Xanh): Chế độ tự động
- Auto+ (Vàng): Chế độ siêu tự động, tự chuyển sang chụp HDR khi phát hiện chụp ngược sáng
- SCN (Scene Mode): Chọn và chụp theo các thiết lập khung cảnh được lập trình sẵn
- MR (Memory Recall): Gọi lại các thiết lập tùy chọn cho các mục đích chụp khác nhau mà bạn đã đăng ký từ trước. Tham khảo bài hướng dẫn tại đây
- Panorama mode: Chụp ảnh Panorama
- Video: Quay phim
Vòng chỉnh thông số: Nằm bên cạnh vòng chỉnh mode. Ở chế độ A và M, vòng này dùng để điều chỉnh khẩu độ F; ở chế độ S, vòng này dùng để điều chỉnh tốc độ màn trập
Nút C1: Nút chức năng, có thể tùy chỉnh ở trong Menu. Tuy nhiên tôi khuyên nút C1 các bạn nên để ở Focus Mode
2) Hệ thống nút phía sau máy.
Gần như toàn bộ các nút bấm điều chỉnh của Sony A6000 nằm ở mặt sau của máy
Nhìn từ trái qua phải, các bạn sẽ bắt gặp nút bánh xe, nằm ngay sát kính ngắm. Đó là nút chỉnh độ cận của kính ngắm viewfinder, bạn hãy nhìn vào kính ngắm và xoay vòng bánh xe sao cho các thông số hiển thị bên trong màn hình là rõ ràng nhất.
Tiếp theo là nút bấm để mở cụm đèn Flash Pop-up phía trên - chỉ đơn thuần là một nút bấm vật lý.
Nút bên cạnh để mở Menu máy ảnh - Điều chỉnh các thông số của máy
Nút tròn AEL (Auto Exposure Lock) - Khóa sáng. Bạn có thể tham khảo thêm bài hướng dẫn về chức năng này tại đây. Mặc định chức năng của nút này đang để ở AEL Hold, tôi khuyên bạn nên chuyển sang AEL Toggle. Nếu thấy chức năng khóa sáng không cần dùng đến, bạn có thể vào menu và chọn chức năng khác phù hợp với mình.
Bên phải nút AEL, nằm ở cạnh bên của máy, bạn sẽ thấy một nút tròn đỏ, đó là nút để bắt đầu quay phim.
2.1) Nút Fn (Function - Chức năng)
Nút Fn là một nút cực kỳ hữu dụng. Với nút này, bạn có thể nhanh chóng thay đổi những chức năng quan trọng của máy ảnh như ISO, WB, Focus Mode, Focus Area,... mà không cần phải bấm vào menu. Tất nhiên, bạn vẫn có khả năng điều chỉnh, thay đổi những chức năng trong nút này theo thói quen sử dụng của bản thân. Ở đây, tôi sẽ đưa ra danh sách những chức năng nên có nhất:
Focus Area - Tùy chọn vùng lấy nét: Tôi thường hay để Wide - tương đương với tự động. Tuy nhiên nếu chưa quen với máy, bạn nên để về Center hoặc Flexible Spot: M, bạn sẽ dễ dàng hơn để lấy nét đúng chỗ
Metering Mode - Chế độ đo sáng: Chọn Multi - Đo sáng toàn khung hình. Tuy nhiên khi chụp ngược sáng bạn nên chuyển sang Center hoặc Spot kết hợp với nút AEL
WB - Cân bằng trắng: Chọn AWB (Auto White Balance)
Flash Mode - Chế độ Flash: Chọn Auto
Flash Comp - Công suất Flash: Chọn 0.0
DRO / Auto HDR: Off
Image Quality - Chât lượng hình ảnh: Chọn Fine (ảnh JPEG) hoặc RAW
Lock-On AF - Khóa nét: Mời các bạn tham khảo bài viết để hiểu thêm: Tại đây
Creative Style - Chế độ sáng tạo: Chọn Standard. Những xử lý hình ảnh này chỉ có tác dụng với ảnh JPEG
Picture Effect - Hiệu ứng hình ảnh: Chọn Off
2.2) Bánh xe thông số và các nút còn lại
Bánh xe thông số của Sony A6000 là một nút đa chức năng:
- Điều chỉnh thông số: Ở chế độ S và M, vòng này dùng để điều chỉnh tốc độ màn trập; ở chế độ A, vòng này dùng để điều chỉnh khẩu độ F
- Phím điều hướng dùng trong menu
- Truy cập nhanh các chức năng ở 4 góc:
DISP - phía trên: Thay đổi chế độ hiển thị màn hình LCD
ISO - bên phải: Thiết lập độ nhạy sáng ISO, nên để ISO Auto (100 - 3200)
Drive Mode - bên trái: Thiết lập chế độ chụp, mặc định chọn Single Shooting
Exposure Comp - phía dưới: Thiết lập mức độ bù sáng EV
Phía dưới bánh xe thông số là nút Playback - Xem hình và nút chức năng C2. Ở chế độ xem hình, nút C2 sẽ đóng vai trò của nút Delete - Xóa hình. Ở chế độ bình thường, mặc định của nút C2 là In - Camera Guide, chứa các thông tin hữu ích về sử dụng máy ảnh, diễn giải các chế độ chụp,... rất hữu ích cho người mới bắt đầu. Tuy nhiên, tôi sẽ gợi ý cho các bạn những chức năng nên chọn cho nút C2:
Eye AF: Bắt nét vào mắt, tham khảo thêm tại đây
Focus Magnifier: Phóng to điểm lấy nét, rất hữu ích khi lấy nét bằng tay MF
Zoom: Dùng để phóng to hình ảnh (zoom số - digital zoom), tận dụng tính năng Clear Image Zoom độc quyền của Sony
3) Menu máy ảnh
Ở phần này tôi sẽ hướng dẫn những thông số cơ bản nên để cho phần menu, tuy nhiên một lần nữa tôi xin nhắc lại, những thiết lập dưới đây không phải là phù hợp cho tất cả mọi người, vậy nên các bạn nên dành chút thời gian để tìm ra được những tùy chọn phù hợp nhất với mình
3.2) Shooting Menu 2
3.3) Shooting Menu 3
Những điểm cần quan tâm duy nhất trong mục này là:
Chúc các bạn sẽ sớm làm chủ được chiếc máy của mình và có nhiều ảnh đẹp !!!
Tác giả: Nexshop
NexShop là thương hiệu phân phối đồ công nghệ uy tín hàng đầu. Nơi mua sắm máy ảnh và các thiết bị công nghệ uy tín với đầy đủ các mặt hàng từ phụ kiện đến các dòng sản phẩm cao cấp. Thương hiệu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, ống kính, máy ảnh, thiết bị công nghệ,... NexShop phụ trách chuyên môn viết bài chia sẻ kiến thức mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Số điện thoại: 0868417786
Email: okharon@gmail.com
Địa chỉ: Số 10 - Ngõ 12 - Phố Trần Quý Kiên - Quận Cầu Giấy - Thành Phố Hà Nội"
Chuyên máy ảnh, phụ kiện Sony Alpha Nex
0868417786
Đăng ký nhận tin
Đồng hành cùng chúng tôi
Đang xử lý...
Copyright 2024 Nexshop. All rights reserved.
Thiết kế web bởi Nhanh.vn