Sony vừa công bố máy ảnh ILCE-6400 với giá bán 899$, model thứ tư trong dòng máy Sony mirrorless APS-C được trang bị kính ngắm điện tử (bao gồm a6000, a6300 và a6500).
Nếu bạn tự hỏi làm thế nào để phân biệt ba model này, điều đầu tiên bạn có thể làm là chỉ cần nhìn vào các con số. Con số càng cao, máy ảnh càng tiên tiến, tuy nhiên chiếc máy Sony A6400 mới này mang đến một số tính năng mà những chiếc máy ảnh khác không có.
Loại trừ A6000 (do đã ra đời quá lâu), Sony A6400 có sự tương đồng mạnh mẽ với anh chị em của nó được phát hành vào năm 2016: A6300 và A6500. Câu hỏi đặt ra là: model A6400 mới này có thể mang lại điều gì mà hai chiếc máy ảnh còn lại không có? Hãy cùng theo dõi bài viết so sánh để có một cái nhìn tổng quát nhất về dòng máy ảnh này.
1. Autofocus: Sony A6400 được trang bị công nghệ mới nhất
Máy ảnh Sony ILCE-6400 có thể lấy nét trong 0,02 giây, nhanh hơn tốc độ 0,05s (vốn đã rất xuất sắc) của a6300 và a6500.
Ba chiếc máy này đều chia sẻ cùng 425 điểm lấy nét theo pha (phase detection). Về số điểm lấy nét tương phản (contrast detection): A6300 và a6500 chỉ có 169 điểm lấy nét, trong khi đó a6400 có tới 425 điểm lấy nét.
A6400 được hưởng lợi từ một thuật toán mới giúp cải thiện theo dõi chuyển động của đối tượng (subject motion tracking): nó có thể phát hiện đối tượng theo màu sắc, hoa văn (độ sáng), khoảng cách, khuôn mặt và thông tin của mắt.
Độ nhạy tối thiểu trong ánh sáng yếu là hiệu quả hơn 1 stop so với hai mẫu máy còn lại (-2Ev so với -1Ev với khẩu độ f/2).
Ba máy ảnh đều có tính năng EyeAF - bắt nét mắt của đối tượng (chỉ ở chế độ chụp ảnh). Tính năng này hoạt động trong cả chế độ lấy nét đơn AF-S và liên tục AF-C
Không chỉ vậy, A6400 còn nhận được một số cải tiến thú vị như: tính năng EyeAF sẽ hoạt động khi bạn nhấn nửa cò chụp (không cần gán nó cho nút tùy chỉnh). Bạn có thể ưu tiên bắt nét mắt trái hoặc mắt phải, hoặc để máy tự động quyết định.
Một bản cập nhật firmware trong tương lai (dự kiến hè 2019) sẽ mang lại Eye AF cho mắt động vật. Điều này nếu kết hợp với thuật toán AF mới và tốc độ chụp 11 khung hình / giây, có thể khiến a6400 trở thành một máy ảnh chụp ảnh động vật hoang dã với ngân sách đầu tư hợp lý.
2. Tính năng chống rung cảm biến: Vẫn chỉ dành riêng cho A6500
Tính năng chính khiến cho a6500 khác biệt so với hai model còn lại là chống rung body. Cơ chế dịch chuyển cảm biến hoạt động trên 5 trục (roll, pitch, yaw, X và Y) giúp ổn định hình ảnh của bạn với tất cả các loại ống kính.
IBIS có thể được kết hợp với các ống kính OSS (3 trục trên cảm biến cộng với Pitch / Yaw trên ống kính) và cũng hoạt động với các ống kính lấy nét tay MF, mặc dù chỉ sử dụng 3 trục.
Tuy vậy trong thử nghiệm mở rộng với Sony a6500, chúng tôi chưa thấy được lợi ích đáng kể của chống rung body -IBIS so với chống rung quang học - OSS. Jittering (sự không ổn định) cũng có thể được nhìn thấy trong khi quay video. Do đó, lợi thế duy nhất của chống rung body là khi sử dụng với các ống kính MF.
Do A6300 và A6400 thiếu ổn định trong thân máy, do đó bạn phải dựa vào các ống kính có chức năng ổn định quang học, hoặc sử dụng gimbals để quay video ổn định.
3. Màn hình LCD: xoay lật 180 độ trên Sony A6400
Trong 3 chiếc máy ảnh này, Sony A6300 là chiếc máy ảnh "thiệt thòi" nhất: không được trang bị màn hình cảm ứng và cơ chế xoay lật nghiêng lên / xuống tiêu chuẩn
A6500 có khả năng xoay lật màn hình tương tự A6300, nhưng lại được đi kèm với màn hình cảm ứng có thể được sử dụng để di chuyển điểm AF và lấy nét (ngay cả khi bạn nhìn vào EVF).
Trong khi đó, Sony A6400 không chỉ có khả năng cảm ứng mà còn là model duy nhất cho phép bạn xoay màn hình lên 180 °, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chụp ảnh tự sướng và V-log. Tuy nhiên, một lời chỉ trích là bất kỳ phụ kiện nào được gắn vào hot shoe sẽ khiến màn hình không thể sử dụng được ở vị trí đó. Có lẽ một giải pháp đa góc với màn hình lật sang một bên sẽ là lựa chọn tốt hơn.
Về thông số kỹ thuật, màn hình A6400 có các đặc điểm giống nhau với 2 người đàn anh: kích thước 3 inch và độ phân giải 921k.
4. Tốc độ chụp và bộ đệm liên tục: lợi thế nghiêng về a6500
Cả ba máy ảnh đều có thể chụp ở tốc độ 11 khung hình / giây với màn trập cơ. Lên đến 8 khung hình / giây ở chế độ liveview - no blackouts, khi ở tốc độ cao nhất bạn chỉ nhìn thấy hình ảnh cuối cùng được chụp.
Sony A6400 nhận được sự cải tiến khi sử dụng màn trập điện tử: tốc độ bắn liên tiếp lên tới 8 khung hình / giây, trong khi với a6300 / a6500, chỉ có thể sử dụng ở tốc độ 3 khung hình / giây.
Sony A6500 có điểm số cao hơn khi nói đến độ lớn của bộ đệm. Nó có thể ghi 233 hình JPEG, chất lượng Extra Fine hoặc 107 hình RAW ở tốc độ tối đa.
Sony A6400 đứng thứ hai với 99 hình JPG và 46 hình RAW. Sony A6300 đứng bét bảng với 44 hình JPEG và 23 hình RAW tương ứng.
Tôi phải nói rằng tôi hơi ngạc nhiên khi a6400 không được chia sẻ khả năng đệm giống như a6500 vì cả hai đều có cùng cấu trúc cảm biến với chip LSI. Do đó rất có thể chip này được dùng để tăng tốc độ xử lý trong những tác vụ khác .
5. Độ nhạy sáng ISO: một chút cải tiến trên A6400
Ba máy ảnh này đều có cùng một cảm biến Exmor CMOS 24,2MP APS-C. Chỉ duy nhất A6300 không được trang bị chip LSI giúp tăng khả năng xử lý như đã đề cập trong chương trên.
A6300 và a6500 chia sẻ cùng một khoảng ISO từ 100 đến 25600. Khoảng ISO mở rộng lên tới 51200.
Mặc dù Sony tuyên bố hiệu năng khử nhiễu tốt hơn trên model a6500, nhưng điều duy nhất được tìm thấy trong so sánh đầy đủ của chúng tôi là hình ảnh ít nhiễu hơn khi chế độ NR được tùy chọn Normal cho các file JPG.
A6400 nhận được một sự cải tiến nhỏ với khoảng ISO 32000, mở rộng lên tới ISO102400. Hiện tại chúng ta vẫn chưa biết được cải tiến này có cho sự khác biệt nào khi được sử dụng thực tế.
Lưu ý rằng trong chế độ video, các giá trị ISO mở rộng là không khả dụng.
6. Chế độ chụp Time-lapse: bạn có thể có nó bằng cách này hay cách khác
Nếu bạn là chủ sở hữu của a6300 hoặc a6500, chắc hẳn bạn biết đến PlayMemories Camera Apps Store. Có rất nhiều tiện ích bổ sung thú vị cho máy ảnh của bạn bao gồm Digital Filter,, Sky HDR, v.v ... Tin xấu là phần nhiều những ứng dụng này không miễn phí, và trong số đó là ứng dụng Time-Lapse.
Trong hai năm qua, Sony dường như đã loại bỏ khả năng tương thích với các ứng dụng PlayMemories trên các sản phẩm mới nhất của họ như dòng A7 thế hệ thứ ba, điều đó có nghĩa là lựa chọn duy nhất để có thể chụp time-lapse là sử dụng các thiết bị khác như remote.
A6400 báo hiệu sự trở lại của tính năng Time-lapse trong máy ảnh, và lần này nó được tích hợp sẵn theo mặc định. Bạn cũng có tùy chọn làm một bộ phim time-lapse với phần mềm Imaging Edge (miễn phí cho máy tính desktop). Hy vọng phiên bản mới này sẽ đến với các máy ảnh khác thông qua việc cập nhật firmware.
7. Quay Video: Cập nhật HDR profile cho Sony A6400
Ba chiếc máy ảnh đều có thể quay video 4K lên đến 30 khung hình / giây bằng cách sử dụng toàn bộ chiều rộng của cảm biến và thực hiện full pixel readout (thông tin 6K được sử dụng và downscale xuống 4K để tăng độ sắc nét).
Tín hiệu sạch 8 bit 4:2:2 có sẵn qua cổng HDMI và có đầu vào mic 3,5mm, tuy nhiên không có đầu ra tai nghe.
Ở 1080p, chúng có thể quay tới 120 khung hình / giây và bạn có thể chọn chế độ slow motion trong máy ảnh (chế độ HFR trên a6300), hoặc ghi lại như bình thường và làm chậm cảnh quay trong giai đoạn xử lý video. Trên a6400 và a6500, chế độ Quick&Slow cho phép bạn chọn tốc độ khung hình từ 1fps đến 120fps, có nghĩa là bạn cũng có thể tạo những đoạn video quick motion.
Tất cả ba máy ảnh đều được trang bị Picture Profiles chuyên dụng có thể được tùy chỉnh (S-Log2 và S-Log3). Ngoài ra, A6400 còn được trang bị HLG profiles (HDR) với các thiết bị tương thích.
Một điều thú vị khác được phát hiện bởi Jordan Drake của DPreview TV là a6400 dường như đã bỏ giới hạn 30 phút cho mỗi clip (ít nhất là trên những máy tại thị trường Mỹ).
Máy ảnh A6300 thiếu một tùy chọn bổ sung: khả năng trích xuất 8MP ảnh tĩnh JPEG từ các footage 4K.
8. Thiết kế: một chút khác biệt trên A6500
A6300 và a6400 gần như giống hệt nhau về kích thước, trọng lượng và thiết kế. Kính ngắm là như nhau: nó sử dụng tấm nền OLED 0,39 in với độ phân giải 2,6 triệu điểm ảnh và độ phóng đại 0,7x.
Máy ảnh A6500 về tổng thể giống với hai chiếc máy ảnh còn lại, bạn sẽ phải nhìn rất kỹ để phát hiện ra một số điểm khác biệt.
Ví dụ, báng cầm có thiết kế hơi khác biệt khiến nó nổi bật hơn một chút.
Trên đỉnh máy, bạn có thể nhận thấy hai nút Custom thay vì một, cũng như nút On/Off và nút cò chụp lớn hơn một chút. Bề mặt của bánh xe thông số cũng có sự khác biệt (xem hình ảnh bên dưới).
Việc lựa chọn thiết kế cũ sẽ mang lại cảm giác quen thuộc, nhưng rất có thể nó sẽ có nhiều hạn chế về mặt ergonomics (công thái học) và việc thuận tiện sử dụng, như chúng ta đã thấy với hai model còn lại.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là chúng ta có thời lượng pin. Cả ba máy ảnh đều sử dụng pin NP-FW50 nhỏ. Xếp hạng CIPA cho thấy với a6500 là kém nhất.
9. Hệ thống menu và các đặc điểm khác
A6300 sử phiên bản cũ của hệ thống menu, không thật sự thân thiện với người sử dụng. A6500 có một bản cập nhật nhỏ trong đó các tùy chọn khác nhau được sắp xếp tốt hơn và mỗi trang có một tiêu đề để giúp bạn hiểu những cài đặt nào mà bạn đang xem. Tuy nhiên vẫn chưa thực sự tối ưu.
Máy ảnh Sony A6400 dường như đã nhận được giao diện mới nhất được thấy trên dòng máy ảnh A7 thế hệ thứ ba, đây là một bước đi đúng hướng. Nó cũng có trang My Menu nơi bạn có thể để shortcut tới các tùy chọn yêu thích của mình.
Hệ thống Menu trên máy ảnh Sony A7R III
Ngoài ra Có những khác biệt nhỏ đáng chú ý khác, không theo thứ tự cụ thể, bắt đầu với một vài độc quyền cho a6400:
- Cân bằng trắng tự động có thể khóa khi nhấn một nửa nút cò chụp hoặc trong chế độ chụp liên tục (Shutter AWB Lock)
- Tùy chọn tỷ lệ khung hình 1: 1 cho SOOC JPG
- Xếp hạng ảnh và bảo vệ khỏi việc xóa hình ảnh của bạn trong chế độ phát lại - playback mode
- cải thiện chức năng Peaking và bổ sung thêm màu (blue).
Với Sony A6300, còn thiếu một số tính năng như:
- Tuổi thọ màn trập 200.000
- Tốc độ làm mới EVF: có thể chọn trong khoảng 50 / 60Hz hoặc 100 / 120Hz (tùy thuộc vào việc bạn làm việc ở chế độ PAL hay NTSC)
- Kết nối Bluetooth để ghi thông tin vị trí.
10. Giá bán
Hiện tại giá bán A6400 đang ở mức 899$, và có thể rẻ hơn khi ra mắt chính thức tại Việt Nam.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo giá bán tại đây
Kết luận
Cách đơn giản nhất để tóm tắt ba chiếc máy ảnh này như sau:
a6300 cung cấp ít tính năng, nhưng có giá rẻ nhất
a6500 có tính năng ổn định hình ảnh 5 trục, bộ đệm tốt hơn và màn hình cảm ứng
a6400 có hiệu năng AF mới nhất và màn hình cảm ứng, xoay lật 180 độ thân thiện với các vloggers.
Chắc chắn khi chúng tôi phân tích tất cả các thông số kỹ thuật, a6400 dường như là lựa chọn hấp dẫn nhất: nó có mức giá cạnh tranh, hệ thống AF tiên tiến hơn, tốc độ chụp tốt và màn hình cảm ứng nghiêng 180 °. Chỉ thiếu ổn định 5 trục, tôi nghĩ đó là một sự thiếu sót vì các vlogger chắc chắn có thể hưởng lợi từ nó.
Nếu bạn cảm thấy hài lòng khi không cần có những cải tiến mới nhất, a6300 vẫn là một lựa chọn hợp lý và rất có thể giá của nó sẽ còn giảm hơn nữa trong năm nay.
Đối với a6500, tôi thường loại bỏ nó để ủng hộ a6300 với khoảng cách về giá, và bây giờ a6400 đã tham gia vào cuộc chơi, tôi có thể cân nhắc đặt nó như một sự lựa chọn tốt hơn
Nguồn: mirrorlesscomparison.com
Tác giả: Nexshop
NexShop là thương hiệu phân phối đồ công nghệ uy tín hàng đầu. Nơi mua sắm máy ảnh và các thiết bị công nghệ uy tín với đầy đủ các mặt hàng từ phụ kiện đến các dòng sản phẩm cao cấp. Thương hiệu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, ống kính, máy ảnh, thiết bị công nghệ,... NexShop phụ trách chuyên môn viết bài chia sẻ kiến thức mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Số điện thoại: 0868417786
Email: okharon@gmail.com
Địa chỉ: Số 10 - Ngõ 12 - Phố Trần Quý Kiên - Quận Cầu Giấy - Thành Phố Hà Nội"
Chuyên máy ảnh, phụ kiện Sony Alpha Nex
0868417786
Đăng ký nhận tin
Đồng hành cùng chúng tôi
Đang xử lý...
Copyright 2024 Nexshop. All rights reserved.
Thiết kế web bởi
Nhanh.vn